+ Sàn Vinyl chống tĩnh điện được sử dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất điện tử, chế tạo vi điện tử, lắp ráp bảng mạch, kiểm tra và sửa chữa thiết bị điện tử, phòng sạch, phòng thí nghiệm và cơ sở R&D có yêu cầu kiểm soát chống tĩnh điện. Bởi vì các thiết bị điện tử có vi mạch có độ nhạy cao đặc biệt dễ bị hư hỏng do dòng điện tăng đột ngột mà nguyên nhân chính là sự phóng điện tĩnh.
+ SÀN VINYL CHỐNG TĨNH ĐIỆN LÀ GÌ?
– Trong sàn Vinyl chống tĩnh điện có chưa các phần tử dẫn điện (thông thưỡng dễ nhận biết là các hạt màu đen) đó là các hạt carbon hoặc sợi carbon được thêm vào trong quá trình sản xuất. Các phần tử này sẽ dẫn điện này từ bề mặt của sàn là các hạt màu đen thông qua sợi đồng được gắn ở dưới và qua các thiết bị trung gian để dẫn xuống dưới đất.
– Sàn Vinyl chống tĩnh điện được tiếp đất và việc phóng điện tích tĩnh nhanh hay chậm được kiểm tra bằng cách đo điện trở của nó. Điện trở được đo bằng ohms, điện trở tiêu chuẩn là: nhỏ hơn hoặc bằng 1 tỷ ohms (≤ 1,0 x 10E9).
– Sàn Vinyl được thiết kế là các tấm rời và được dán bằng chất kết dính dẫn điện vào sàn cứng ở dưới, thông thường là sàn Bê tông
Mục lục
– Dễ dàng thi công, sửa chữa
– Độ đàn hồi và chịu được lực nén tốt
– Sàn sẽ có độ phẳng cao sau khi hoàn thiện
– Vật liệu nhẹ, dễ sử dụng, giảm chi phí ban đầu
– Chỉ số chống tĩnh điện linh hoạt: từ 10^4- 10^9 Ω
– Sàn Vinyl được kết dính bằng keo, nên khi mạch kết nối giữa các tấm Vinyl bị đứt, hỏng thì hóa chất vệ sinh có nguy cơ thấm xuống mặt dưới của sàn gây hiện tượng các tấm Vinyl bị bong sau một thời gian.
– Sàn Vinyl bản chất là tấm nhựa nên nếu bề mặt sàn không được bảo vệ tốt sẽ bị gây xước bởi các vật nhọn.
– Nếu sàn không được bảo vệ, sàn rất nhanh bị bẩn và có hiện tượng ố vàng.
– Bề mặt nhựa nhạy cảm, nếu dùng sai hóa chất hoặc không đúng cách sẽ gây cháy sàn (hiện tượng ngấm hóa chất sâu và bề mặt sàn)
Quy trình tổng vệ sinh bảo dưỡng sàn Vinyl chống tĩnh điện (Chu kỳ 4-6 tháng/lần)
Sau một thời gian dài sử dụng sàn Vinyl chống tĩnh điện sẽ xuất hiện các hiện tượng:
– Bề mặt sàn bị xước bởi nhiều nguyên nhân
– Bề mặt sàn bị bám bẩn, đặc biệt các vết bẩn nặng, các vết đen từ bánh xe
– Bề mặt sàn bị ố vàng, chuyển màu do sử dụng hóa chất lau sàn hàng ngày không đúng loại, bị rơi rớt hóa chất khác
– Độ tĩnh điện không đạt do các vết bẩn ngăn cản sự phóng điện
– Lớp phủ bóng cũ bị mòn đi do quá trình di chuyển đi lại
Vì Vậy mục đinh chính của việc bảo dưỡng là khôi phục lại bề mặt sàn trở lại trạng thái ban đầu của sàn, sau đó phủ lớp bảo vệ sàn để đảm bảo sàn không bị các tác động cơ học, hóa lý làm hư hỏng bề mặt sàn mà vẫn đảm bảo được độ chống tĩnh điện.
– Máy chà sàn: Máy chà sàn là công cụ không thể thiếu trong việc vệ sinh sàn, kết hợp hóa chất nó sẽ xử lý nhanh chóng các vết bẩn từ sàn kể cả các vết bẩn cứng đầu, máy chà sàn nên chọn loại có vòng quay: 154-175 vòng/ phút và ưu tiên loại máy có tạ
– Máy hút nước hút bụi: Máy hút nước có tác dụng chính trong việc hút sạch hóa chất, nước sau khi vệ sinh bóc tẩy lớp phủ bóng/ wax cũ, lưu ý khi sử dụng hút nước thì phải dùng đầu hút cao su, khuyến nghị nên sử dụng loại: từ 2 moto và dung tích bình chứa khoảng 70 lít.
– Máy thổi: Máy thổi sẽ giúp việc làm khô sàn sau khi bóc lớp phủ bóng/ wax cũ đi nhanh hơn, sàn sẽ nhanh khô hơn nếu nhà xưởng có điều hòa hoặc quạt.
– Pad chà sàn: sử dụng pad chà phù hợp kích thước máy chà sàn, trong đó:
+ Pad đen, pad đỏ: để bóc bóc sàn, làm sạch các vết bẩn, nên sử dụng Pad đen để đạt hiệu quả tối đa.
+ Pad trắng: dùng để vệ sinh hàng ngày
– Xô chậu: Dùng để pha hóa chất và đựng nước sạch
– Cây lau phủ bóng: Cây lau phủ bóng nên lựa chọn loại có thể điều chỉnh được chiều dài, bàn lau có thể xoay được 360 độ và giẻ lau PHẢI LÀ loại mịn (giống bề mặt khăn mặt) nó sẽ giúp cho việc phủ bóng đạt hiệu quả cao nhất trong độ min, nhẵn và không gây ra hiện tượng bọt khí.
– Hóa Chất chuyên dụng:
+ Bóc sàn: nên chọn chất chuyên dụng vừa nhanh, vừa ảnh ảnh hưởng chất lượng sàn, hiểu quả kinh tế cao: Ju strip, Push Out, Quick Strip, ….
+ Phủ Bóng Sàn: vì là sàn vinyl chống tĩnh điện nên cần hóa chất phủ bóng không gây cản trở dòng điện dẫn ra ngoài môi trường làm việc: E-Flex, TECH-LEX, …
– Ngoài ra, chúng ta cũng cần chuẩn bị một ít khăn sạch để vệ sinh những vị trí tái bẩn sau khi bóc sàn
Bước 1: Test và pha hóa chất
• Khu vực bẩn nhẹ: Pha Justrip với nước theo tỷ lệ: 1:4~1:10
• Khu vực bẩn nặng (ố vàng, cháy, ngấm hóa chất nhẹ): pha thêm 1 chút dung dịch chuyên dụng khác như super clean up power, Oven Cleaner.
Lưu ý: Công thức pha sẽ tùy thuộc vào mức độ bẩn, nên test trước 1 vị trí nhỏ để ra được công thức phù hợp, việc này sẽ giúp tối ưu về chi phí và thời gian xử lý.
Bước 2: Đổ hóa chất ra sàn và chờ ngấm:
• Chúng ta nên đổ hóa chất ra sàn, dùng chỗi lau đều lên bề mặt sàn và để 5-10 phút giúp cho dung dịch thẩm thấu và phá vỡ cầu trúc vết bẩn, lớp wax.
Bước 3: Chà sàn:
• Chúng ta nên sử dụng máy chà sàn có tạ để tăng hiệu quả làm sạch bởi lực chà lớn.
• Chà từ trái qua phải hoặc ngược lại và từ trên xuống dưới
• Chà thật chậm để Pad mài đủ thời gian chà sạch vết bẩn, wax cũ
• Khi chà từ trên xuống dưới, lớp chà mới nên đè lớp chà cũ khoảng 10%-20% diện tích.
Bước 4: Hút nước
• Sử dụng máy hút nước hút từ trên xuống dưới
• Mỗi đường hút cạnh nhau đè lên nhau 10-20% diện tích
• Dùng lực tay để đè chặt đầu hút để đảm bảo hút sạch hóa chất
• Kiểm tra thường xuyên lượng háo chất trong bình chứa, tránh trường hợp hóa chất trào ra ngoài khi hút quá nhiều.
Bước 5: Chà lại sàn bằng nước sạch hoặc lau lượng nước sạch nhiều lên bề mặt vừa làm sạch
• Đây là bước quan trọng mà rất nhiều đơn vị thi công VSCN bỏ qua, việc vệ sinh và chà lại bằng nước sẽ đảm bảo việc không còn tồn dư hóa chất trên bề mặt sàn, việc tồn dư hóa chất sẽ làm do độ kết dính của lớp phủ bóng và sàn giảm hiệu quả
• Hút sạch lại bằng nước
Bước 6: Chờ khô:
• Hãy đảm bảo rằng sàn phải thật khô trước khi chuyển sang bước phủ bóng sàn.
Bước 1: Hãy đảm bảo và kiểm tra sàn thật khô trước khi phủ bóng, trong trường hợp có một số vị trí động nước hay lấy giấy ẩm hút và lau khô vị trí đó.
Bước 2: Đổ một lượng hóa chất phủ bóng nhỏ ra sàn (thông thường là vị trí trung tâm), hãy đổ theo chiều dọc từ trên xuống
Bước 3: Hãy phủ bóng ở các vị trí mép trước: mép tường, mép cửa
Bước 4: Đưa chổi theo hình số 8 hoặc chữ U và đảm bảo 2 lớp phủ cạnh nhau đè lên nhau 20-30% diện tích.
Bước 5: Sau khi toàn bộ sàn phủ xong, đợi 30-45 phút để lớp phủ khô sau đó phủ lớp thứ 2 lên, lặp lại từ bước 2