[Gợi ý] 7 Loại nệm và cách vệ sinh nệm sạch, an toàn

10 Cách vệ sinh hồ bơi và 4 lời khuyên 
10 Cách vệ sinh hồ bơi và 4 lời khuyên 
08/01/2025
Vệ sinh nệm tại nhà: hướng dẫn 5 bước giặt khô, 8 bước giặt
Vệ sinh nệm tại nhà: hướng dẫn 5 bước giặt khô, 8 bước giặt
11/01/2025
Xem tất cả
[Gợi ý] 7 Loại nệm và cách vệ sinh nệm sạch, an toàn

[Gợi ý] 7 Loại nệm và cách vệ sinh nệm sạch, an toàn

4.6/5 - (7 bình chọn)

Vệ sinh nệm đúng cách không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn mà còn duy trì độ bền và sự êm ái của nệm theo thời gian. Mỗi loại nệm – từ lò xo, cao su đến foam hay bông ép – đều có cấu tạo riêng, đòi hỏi cách chăm sóc khác nhau. Bài viết dưới đây Hoàn Mỹ Clean sẽ giúp bạn nhận diện 7 loại niệm phổ biến hiện nay và gợi ý phương pháp vệ sinh nệm an toàn, hiệu quả cho từng loại.

Mục lục

1. Nguyên nhân gây ra bẩn và mùi hôi trên nệm

Vệ sinh nệm không đúng cách hoặc không thường xuyên là nguyên nhân phổ biến khiến nệm có mùi hôi, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe, đặc biệt với trẻ nhỏ, người già và người có bệnh hô hấp. Một số tác nhân chính gây ra tình trạng này gồm:

  • Mồ hôi và dầu từ cơ thể: Mặc dù sử dụng ga trải giường nhưng mồ hôi và dầu từ cơ thể vẫn có thể thấm vào nệm, gây nên môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi khó chịu. 
  • Thức ăn và đồ uống đổ ra nệm: Cà phê, đồ ăn, nước ngọt nếu không làm sạch kịp thời và đúng cách khi bị đổ ra nệm sẽ gây nấm, mốc, thu hút côn trùng và gây mùi hôi dai dẳng. 
  • Độ ẩm cao hoặc nệm bị ẩm: Nệm đặt trong môi trường ẩm hoặc không được phơi khô đúng cách rất dễ bị nấm mốc – nguyên nhân chính gây mùi hôi nồng, khó xử lý.
  • Bụi bẩn và tế bào da chết tích tụ: Bụi, lông tóc, tế bào da chết là nguồn “dinh dưỡng” cho mạt bụi và vi khuẩn – sinh ra mùi hôi âm ỉ, ban đầu khó nhận biết nhưng sẽ rõ rệt theo thời gian.
  • Thú cưng nằm trên nệm: Lông, nước tiểu hoặc mùi cơ thể từ chó mèo có thể thấm vào nệm, đặc biệt nếu không vệ sinh kịp thời, gây mùi hôi khó xử lý và ảnh hưởng sức khỏe hô hấp.
  • Không vệ sinh định kỳ: Nhiều người chủ quan nghĩ nệm không bẩn do có ga bọc ngoài, nhưng thực tế bụi bẩn và vi khuẩn vẫn tích tụ bên trong nếu không được vệ sinh đều đặn.
  • Sử dụng nệm cũ hoặc kém chất lượng: Nệm cũ thường giữ mùi và kém thoáng khí. Nếu đã xuống cấp, nệm dễ trở thành nơi cư trú lý tưởng cho nấm mốc, vi khuẩn và mạt bụi.
Mồ hôi từ cơ thể gây nên vết bẩn và mùi khó chịu trên nệm

Mồ hôi từ cơ thể gây nên vết bẩn và mùi khó chịu trên nệm

2. Tại sao cần phải vệ sinh nệm tại nhà thường xuyên?

Vệ sinh nệm định kỳ không chỉ giúp không gian sống luôn sạch sẽ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là những lý do bạn nên quan tâm đến việc vệ sinh nệm đúng cách:

  • Bảo vệ sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình: Nệm bẩn có thể tích tụ bụi mịn, vi khuẩn, nấm mốc và mạt bụi nhà – những tác nhân gây dị ứng, viêm mũi hoặc các bệnh hô hấp, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ và người cao tuổi.
  • Kéo dài tuổi thọ của nệm: Nệm được vệ sinh đúng cách giúp duy trì độ đàn hồi, tránh ẩm mốc, hạn chế hư hỏng và lún xẹp sớm – từ đó giúp tiết kiệm chi phí thay mới.
  • Loại bỏ mùi hôi khó chịu: Mồ hôi, bụi bẩn và các chất lỏng khi tích tụ lâu ngày sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Việc làm sạch định kỳ giúp loại bỏ triệt để mùi và mang lại cảm giác dễ chịu khi nằm.
  • Giúp cải thiện giấc ngủ: Nệm sạch sẽ tạo cảm giác thông thoáng, dễ chịu, giúp bạn thư giãn hơn và dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu
Vệ sinh nệm thường xuyên giúp cải thiện giấc ngủ

Vệ sinh nệm thường xuyên giúp cải thiện giấc ngủ

Chính vì vậy, tùy theo tần suất sử dụng và môi trường sống, bạn nên vệ sinh nệm 3-6 tháng 1 lần. Với những gia đình có trẻ nhỏ, thú cưng hoặc người nhạy cảm với bụi, có thể rút ngắn tần suất xuống còn 2–3 tháng/lần để đảm bảo vệ sinh tối ưu.

3. 7 loại nệm phổ biến và gợi ý vệ sinh nệm đúng cách, an toàn

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại nệm với chất liệu và cấu tạo khác nhau. Mỗi loại đều có ưu điểm riêng nhưng cũng đòi hỏi cách vệ sinh phù hợp để đảm bảo độ bền và giữ nệm luôn sạch sẽ. Dưới đây là 7 loại nệm phổ biến hiện nay cùng những gợi ý vệ sinh nệm đúng cách, an toàn mà bạn nên biết.

Nệm cao su thiên nhiên

Nệm cao su thiên nhiên là dòng nệm được ưa chuộng nhờ độ đàn hồi cao, êm ái và khả năng nâng đỡ cơ thể tốt. Tuy không thấm nước, nhưng bề mặt nệm lại khá dễ bám bụi và mồ hôi trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, chất liệu cao su thiên nhiên khá nhạy cảm với nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp, dễ bị biến dạng hoặc hư hỏng nếu bảo quản không đúng cách.

Cách vệ sinh nệm cao su thiên nhiên: 

  • Tháo rời vỏ áo đệm và giặt định kỳ để giữ bề mặt luôn sạch sẽ.
  • Sử dụng máy hút bụi nhẹ nhàng di chuyển trên toàn bộ bề mặt nệm, đặc biệt chú ý tới các lỗ thông hơi – nơi bụi bẩn dễ tích tụ nhất.
  • Với các vết ố vàng, bạn có thể xử lý bằng cách dùng cồn hoặc baking soda thấm trực tiếp vào vết bẩn. Ngoài ra, có thể dùng tăm bông thấm oxy già, sau đó lau lại bằng khăn bông sạch nhúng vào dung dịch muối loãng để loại bỏ hoàn toàn vết ố.
Vệ sinh nệm cao su thiên nhiên không được dùng các loại hoá chất tẩy rửa mạnh

Vệ sinh nệm cao su thiên nhiên không được dùng các loại hoá chất tẩy rửa mạnh

Nệm cao su nhân tạo

Nệm cao su tổng hợp được làm từ hợp chất hữu cơ có tính chất tương tự cao su thiên nhiên, nhưng có khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt hơn. Loại nệm này có độ dẻo cao, đàn hồi tốt, phù hợp với nhiều điều kiện sử dụng và thường có giá thành phải chăng hơn nệm cao su tự nhiên. 

Cách vệ sinh nệm cao su nhân tạo: 

  • Tháo rời vỏ bọc và tấm bảo vệ nệm, ngâm với nước ấm pha bột giặt khoảng 20 phút để làm sạch bụi bẩn. Nếu có vết ố, nhỏ giấm trực tiếp lên vết bẩn trước khi giặt để tăng hiệu quả tẩy sạch.
  • Dùng khăn mềm thấm nước xà phòng pha loãng, lau nhẹ nhàng lên bề mặt nệm. Tránh chà mạnh vì có thể làm rách hoặc tổn hại lớp cao su.
  • Với mùi hôi hoặc vết bẩn khó xử lý, rắc baking soda lên bề mặt nệm và để khoảng 30 phút, sau đó dùng máy hút bụi hút sạch lớp bột để khử mùi. Không dùng các chất tẩy rửa mạnh như xăng, dầu vì dễ làm hỏng chất liệu đệm.
  • Sau khi lau xong, dùng khăn khô thấm lại vùng ẩm và đặt nệm ở nơi thoáng mát để khô tự nhiên hoặc dùng quạt. Tuyệt đối không phơi dưới nắng gắt hay dùng máy sấy nhiệt cao để làm khô nệm.

Nệm cao su non

Nệm cao su non được đánh giá cao nhờ tính lành tính, an toàn cho cả làn da nhạy cảm và trẻ nhỏ. Nhờ cấu trúc đặc biệt, bề mặt nệm khó bám bụi, vi khuẩn hay nấm mốc nếu được vệ sinh đúng cách. 

Loại nệm này có độ êm và độ đàn hồi cao, giúp nâng đỡ cột sống ở mọi tư thế nằm, phù hợp với người có vấn đề về xương khớp. Ngoài ra, nệm hạn chế tiếng động khi trở mình và có trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển, vệ sinh. Độ bền tốt và khả năng chống lún xẹp cũng là ưu điểm nổi bật của dòng nệm này.

Hướng dẫn cách vệ sinh nệm cao su non: 

  • Tháo lớp vỏ bọc nệm và giặt sạch với xà phòng như quần áo thông thường. Có thể giặt bằng tay hoặc cho vào máy giặt nếu chất liệu cho phép.
  • Dùng khăn khô thấm hết nước nếu có chất lỏng đổ lên bề mặt nệm. Sau đó, dùng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn còn lại trên bề mặt đệm.
  • Pha hỗn hợp giấm ăn và nước rửa chén theo tỷ lệ 1:2, có thể thêm nước để dung dịch loãng hơn, tránh ảnh hưởng đến bề mặt nệm.
  • Đổ nhẹ dung dịch lên khu vực có vết bẩn và để yên trong khoảng 30 phút để làm sạch.
  • Dùng khăn sạch lau khô lại bề mặt nệm. Cuối cùng, để đệm khô tự nhiên ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng cao su non.
Vệ sinh nệm cao su non bằng hỗn hợp giấm ăn và nước rửa chén theo tỷ lệ 1:2

Vệ sinh nệm cao su non bằng hỗn hợp giấm ăn và nước rửa chén theo tỷ lệ 1:2

Nệm foam

Nệm foam có chất liệu mềm mại, ôm sát cơ thể và giúp giảm áp lực lên các vùng xương khớp, mang lại cảm giác êm ái khi nằm. Tuy nhiên, foam dễ thấm nước, giữ mùi và không phù hợp với môi trường ẩm, nên cần được bảo quản và vệ sinh cẩn thận để duy trì độ bền.

Cách vệ sinh nệm foam đúng cách: 

  • Thay ga và hút bụi định kỳ để giữ bề mặt sạch sẽ.
  • Với vết bẩn, xịt hỗn hợp giấm và nước (1:3) hoặc nước giặt pha loãng, chà nhẹ và để khô tự nhiên.
  • Khử mùi bằng cách rắc baking soda lên đệm, để 8–10 giờ rồi hút sạch bằng máy hút bụi.
  • Tránh giặt bằng nước và không phơi dưới nắng gắt để bảo vệ độ đàn hồi.

Nệm lò xo túi

Nệm lò xo túi có cấu trúc gồm các con lò xo bọc riêng biệt trong từng túi vải, giúp nâng đỡ cơ thể độc lập, giảm tiếng ồn khi xoay trở. Tuy nhiên, nệm có trọng lượng nặng và dễ bị ẩm nếu không bảo quản đúng cách.

Vệ sinh nệm lò xo túi đúng cách: 

  • Thay ga định kỳ và dùng máy hút bụi làm sạch bụi bẩn trên bề mặt.
  • Lau vết bẩn bằng khăn mềm thấm dung dịch xà phòng pha loãng, sau đó lau lại bằng khăn ẩm và để khô tự nhiên.
  • Tránh đổ nước trực tiếp lên nệm vì phần lò xo bên trong khó khô, dễ gây ẩm mốc.
  • Nên đặt nệm ở nơi thoáng mát, tránh kê sát tường hoặc sàn ẩm để hạn chế tích tụ độ ẩm.
Dùng máy hút bụi làm sạch bụi bẩn trên bề mặt nệm lò xo

Dùng máy hút bụi làm sạch bụi bẩn trên bề mặt nệm lò xo

Nệm lò xo liên kết

Nệm lò xo liên kết có hệ thống lò xo nối với nhau thành khối vững chắc, tạo cảm giác nằm chắc chắn và độ đàn hồi tốt. Bên cạnh đó, nệm dễ gây tiếng động khi xoay người và có trọng lượng nặng, khó di chuyển.

Các bước vệ sinh nệm lò xo liên kết: 

  • Giặt vỏ nệm định kỳ, kết hợp hút bụi bề mặt để loại bỏ bụi và mảnh vụn.
    Dùng khăn mềm thấm dung dịch xà phòng loãng để lau vết bẩn, sau đó lau lại bằng khăn sạch và để khô.
  • Không đổ nước trực tiếp lên nệm để tránh ẩm mốc bên trong.
  • Nên đặt nệm ở nơi khô ráo, thoáng khí, tránh kê sát tường ẩm hoặc phơi dưới nắng gắt.

Nệm bông ép

Nệm bông ép được làm từ sợi polyester ép nén, có độ cứng cao, không đàn hồi nhiều. Loại nệm này ít thấm nước nhưng dễ tích tụ bụi bẩn và cần vệ sinh đúng cách để tránh nấm mốc, mùi hôi.

Vệ sinh nệm bông ép đúng cách: 

  • Tháo vỏ áo đệm (nếu có) và giặt định kỳ để giữ vệ sinh.
  • Hút bụi thường xuyên để loại bỏ bụi và lông thú cưng bám trên bề mặt.
  • Với vết bẩn, pha 1 thìa nước rửa bát với 2 bát nước lạnh, dùng khăn mềm chà nhẹ đến khi vết bẩn mờ đi. Lau lại bằng khăn thấm nước lạnh và phơi đệm ở nơi khô thoáng.
  • Không giặt lõi đệm bằng nước và tránh dùng bàn chải cứng vì có thể làm biến dạng đệm hoặc xù mặt vải.
Giặt vỏ áo nệm bông ép định kỳ

Giặt vỏ áo nệm bông ép định kỳ

Nệm hybrid (nệm đa tầng)

Nệm hybrid kết hợp nhiều lớp vật liệu như foam, cao su và lò xo, mang lại sự cân bằng giữa độ êm ái và nâng đỡ. Loại nệm này hỗ trợ cột sống tốt, hạn chế rung lắc khi trở mình, nhưng có trọng lượng khá nặng và cần vệ sinh đúng cách để tránh tích tụ ẩm mốc.

Cách vệ sinh nệm đa tầng: 

  • Sử dụng bàn chải mềm hoặc đầu hút vải trên máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt nệm, đặc biệt là các đường nối và khe hở.
  • Khi có chất lỏng đổ, dùng khăn khô thấm nhanh, sau đó lau bằng khăn ẩm có thấm dung dịch tẩy nhẹ (nước giặt loãng, enzyme, hoặc giấm pha loãng), không để nước ngấm vào nệm.
  • Với các vết bẩn khô, thấm nhẹ bằng khăn có dung dịch tẩy rửa, rồi lau lại bằng khăn ẩm sạch; lặp lại nếu cần. Giấm trắng pha loãng có thể dùng để xử lý mùi nước tiểu.
  • Sau khi vệ sinh, để nệm khô tự nhiên ở nơi thoáng gió. Không phơi nệm dưới nắng gắt hoặc dùng nhiệt cao làm khô.

Nệm nước và nệm hơi

Nệm nước và nệm hơi là hai loại nệm tiện lợi, thường dùng trong các tình huống tạm thời như tiếp khách, du lịch hoặc nghỉ ngơi ngắn hạn. Nệm nước giúp phân tán áp lực đều, hỗ trợ giảm đau, trong khi nệm hơi dễ bơm – xả, nhẹ và gấp gọn nhanh chóng. Tuy nhiên, cả hai đều có chất liệu khá mỏng manh, dễ hư hỏng nếu không được vệ sinh và bảo quản đúng cách.

Cách vệ sinh nệm nước và nệm hơi: 

  • Xả hết nước hoặc hơi trước khi làm sạch.
  • Dùng khăn ẩm hoặc khăn có thấm xà phòng loãng lau nhẹ toàn bộ bề mặt.
  • Tránh dùng quá nhiều nước, không ngâm rửa nệm để tránh làm hỏng lớp phủ hoặc gây rò rỉ.
  • Để khô hoàn toàn ở nơi thoáng mát trước khi cất gọn hoặc sử dụng lại.
  • Kiểm tra định kỳ và xử lý các vết rò rỉ, lỗ thủng (nếu có) để kéo dài tuổi thọ nệm.

4. 2 Cách xử lý vết bẩn khác trên nệm và cách bảo quản 

Ngoài vệ sinh định kỳ, bạn cũng nên biết cách xử lý các vết bẩn khác và bảo quản nệm đúng cách để giữ nệm luôn sạch sẽ, bền lâu.

2 Cách xử lý vết bẩn khác trên nệm

Trong quá trình sử dụng, nệm có thể gặp nhiều loại vết bẩn khác nhau. Việc xử lý đúng cách ngay từ đầu sẽ giúp hạn chế mùi hôi và ngăn nệm bị hư hại. Có 2 cách để bạn có thể xử lý vết bẩn trên nệm một cách nhanh chóng: 

  • Giấm trắng tẩy nước tiểu: Xịt giấm trắng nguyên chất lên vết bẩn, để yên khoảng 1 giờ rồi dùng khăn khô ấn nhẹ để thấm hết nước (không lau để tránh lan rộng). Dùng bàn chải mềm chà nhẹ nếu còn vết bẩn, sau đó sấy hoặc phơi ở nơi thoáng gió.
  • Tẩy vết máu bằng oxy già: Với vết máu khô, xịt oxy già 3% trực tiếp lên vết, chờ sủi bọt rồi lau sạch bằng khăn trắng khô. Nếu là vết mới, xịt nước lạnh, đợi 10 phút, sau đó lau bằng khăn có thấm xà phòng và kết thúc bằng khăn khô.
Sử dụng giấm trắng và baking soda là cách vệ sinh nệm hiệu quả

Sử dụng giấm trắng và baking soda là cách vệ sinh nệm hiệu quả

Cách bảo quản, sau khi vệ sinh nệm 

Một số cách để bạn có thể bảo quản nệm sau khi vệ sinh để giúp nệm luôn sạch sẽ là: 

  • Luôn sử dụng các tấm bọc nệm: Không nên tháo bỏ lớp vỏ bảo vệ của đệm trong quá trình sử dụng. Đây là lớp giúp ngăn bụi bẩn, mồ hôi và vi khuẩn thấm trực tiếp vào bề mặt đệm. 
  • Đặt nệm nơi thoáng khí khi không sử dụng: Khi không dùng đến, hãy đặt đệm ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với tường ẩm hoặc môi trường kín gió. Không khí lưu thông giúp đệm khô ráo, hạn chế nấm mốc phát triển và giúp mùi hôi tự nhiên thoát ra ngoài, giữ đệm luôn sạch và dễ chịu.
  • Xoay và lật nệm định kỳ: Với những loại đệm có thể nằm được cả hai mặt, bạn nên xoay và lật đệm khoảng 2–3 tháng một lần để tránh lún xẹp không đều. Nếu sử dụng đệm một mặt, chỉ cần xoay chiều đệm là đủ. Thói quen này giúp đệm duy trì độ phẳng và kéo dài tuổi thọ sử dụng.

Vệ sinh nệm đúng cách không chỉ giúp giữ không gian ngủ sạch sẽ, dễ chịu mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Dù bạn đang sử dụng loại nệm nào, việc hiểu rõ đặc điểm và cách chăm sóc phù hợp sẽ giúp tiết kiệm chi phí và mang lại giấc ngủ trọn vẹn hơn mỗi ngày. Nếu cần tư vấn dịch vụ vệ sinh đệm, vệ sinh tại nhà bạn liên hệ theo thông tin gồm:

Công ty vệ sinh công nghiệp Hoàn Mỹ Clean

Cơ sở tại Hà Nội

  • Địa chỉ : số 48 ngõ 46 Quan Nhân – Trung Hòa – Cầu Giấy.
  • Phone: 024.22.444.222
  • Hotline: 0778.444.222

Cơ sở tại TP.HCM

  • Địa chỉ:  số 68/10 Đào Duy Anh – Phường 9 – Q. Phú Nhuận.
  • Phone: 028.399.76.222
  • Hotline: 08 399 76 222.